KOL ra đời và trở thành xu hướng, làn sóng mới trong chiến dịch Marketing hiện nay. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp, nhãn hàng chi tiền cho KOC thay vì chỉ tập trung vào KOL như trước đây, Vậy KOL là gì và có điểm gì khác biệt với KOL.
KOL là gì ?
KOL – Key Opinion Leader hay còn gọi là “người có sức ảnh hưởng”, là một cá nhân hay tổ chức có kiến thức sản phẩm chuyên môn và có tầm ảnh hưởng trong lĩnh vực hay ngành nghề của họ.
KOL và KOC có gì khác biệt
KOL, KOC được ứng dụng phổ biến, rộng rãi trong lĩnh vực Marketing ngày nay. Tuy nhiên, nhiều ngườ vẫn thường nhầm lẫn 2 hình thức tiếp thị này. Sự khác biệt giữa KOL và KOC thông qua 5 tiêu chí sau :
Số lượng người theo dõi
Là KOL, miwsc độ nổi tiếng sẽ dựa trên số lượng người theo dõi trên các nền tảng social media. Từ 10.000 đến 1 triệu người theo dõi là nhóm Macro – influencers hay còn gọi là Celebrity, Từ 5.000 – 10.000 follower, KOL xếp cập bậc 3, Nano – Influencers.
Khác với KOL, KOC lại không quá quan trọng lượng follow. Mặc dù, các KOC có lượng người theo dõi thấp hơn nhưng họ lại nhận được sự tin tưởng của người tiêu dùng nhiều hơn so với KOL.
Mức độ phổ biến
KOL có lượng follower cao, họ cần chịu trách nghiệm quảng bá sản phẩm/ dịch vụ trên quy mô lớn. Do đó, KOL rất thích hợp cho các doanh nghiệp muốn tăng nhanh mức độ phủ sóng thương hiệu.
Ngược lại, KOC đơn giản hơn là người tiêu dùng sử dụng sản phẩm rồi đánh giá, họ sẽ nhận được khoản chi phí mà thương hiệu chi tra dựa trên mức hoa hồng. Có thể nói, KOC tập trung nhiều vào hoạt động như bán hàng, dịch vụ khách hàng, gây tác động mạnh nhưng có độ phủ thấp.
Tính năng chuyên sâu
KOL bắt buộc phải là người có chuyên môn cao, khiến thức sâu rộng để tạo niềm tin, dẫn dắt người dùng. Chẳng hạn như trong lĩnh vực thời trang, KOL là người mẫu, nhà thiết kế chuyên nghiệp. Trong lĩnh vực sức khỏe, bác sĩ sẽ là KOL,…
Còn với KOC lại không đòi hỏi nhiều kiến thức chuyên môn sâu. KOC sẽ đứng trên cương vị người mua hàng, người tiêu dùng thực tế để trải nghiệm sản phẩm/ dịch vụ và đưa đánh giá khách quan khi sau sử dụng.
Tính chủ động
KOL là người có tầm ảnh hưởng. Các công ty, nhãn hàng sẽ chủ động liên hệ, đưa ra lời mời quảng cáo cho sản phẩm/ dịch vụ của họ. Đồng thờ sẽ trả lương trực tiếp hoặc bằng chính sản phẩm/ dịch vụ đó.
Trong khi đó, KOC lại nắm quyền chủ động. Họ tự lựa chọn sản phẩm muôn dùng thử và đưa ra đánh giá cũng như cảm nhận về sản phẩm đó mà không phụ thuộc vào yếu tố lợi ích tiền bạc. Ngoài ra, KOC có thể chủ động tìm kiếm, liên hệ với các nhãn hàng, gợi ý yêu cầu hợp tác để review sản phẩm/ dịch vụ của họ. KOC review chân thực, không theo một kịch bản có sẵn sẽ luôn được đánh giá cao.
Độ tin cậy
Mặc dù, KOL là người có chuyên môn nhưng nhưng người theo dõi KOL nhận thức được có sự hợp tác với thương hiệu nên độ tin cậy không quá cao. Hơn nữa, do một vài Influencer quảng cáo sai sự thật khiến người tiêu dùng càng hoài nghi.
Trong khi đó, các bài đánh giá của KOC có độ tin cậy cao. Bởi nó không phụ thuộc vào yếu tố quảng cáo hay lợi ích thương mại. Các KOC sẽ dùng và đưa ra đánh giá khách quan không chạy theo kịch bản sẵn bên phía nhãn hàng.