Giá trị pháp lý của chữ ký số HSM với chữ ký tay trên văn bản không ?

Giá trị pháp lý của chữ ký số HSM với chữ ký tay trên văn bản không ?

Chữ ký số HSM được xem như giải pháp thông minh đối với doanh nghiệp trong việc ký kết, kê khai, giao dịch trên môi trường điện tử. Tuy nhiên, vẫn còn một số người dùng thắc mắc về giá trị của chúng so với chữ ký trên văn bản giấy. Cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Chữ ký số HSM

Chữ ký số HSM – Hardware Security Module, thiết bị phần cứng có thể sinh ra cặp khóa công khai/ khóa bí mật với chức năng chính là bảo vệ và quản lý thông tin, dữ liệu.

HSM mang đến nhiều tính năng cao cấp hơn chữ ký Token USB để đáp ứng nhu cầu của các hệ thống lớn. Đặc biệt là những dữ liệu có tính bảo mật cao với hiệu năng sử dụng.

Chữ ký số có thể xử lý các tác vụ với tốc độ cao nên phù hợp với các doanh nghiệp có số lượng công việc dùng ký số hoặc hộ trợ chữ ký tự động.

Trường hợp sử dụng HSM

Theo Điều 7 Nghị định 130/2018/NĐ-CP về việc sử dụng chữ ký số HSM của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và ngườ thẩm quyền:

  • Theo quy định tại Điều 6 Nghị định, chữ ký số của đối tượng được cấp chứng thư số chỉ được dùng để thực hiện những giao dịch theo đúng thẩm quyền của cơ quan, tổ chức được cung cấp chứng thư số.
  • Hoạt động ký thay, ký thừa lệnh theo quy định của pháp luật thực hiện dựa trên căn cứ vào chức danh của người ký ghi trên chứng thư số.

Từ đó, có thể nhận thấy chữ ký số đặc biệt phù hợp với các đối tượng :

  • Doanh nghiệp hoặc đơn vị tổ chức cần số lượng lớn chữ ký số, ký tự động hoặc phân quyền ký số dựa trên các chức vụ khác nhau.
  • Thích hợp cho các doanh nghiệp và tổ chức lớn, có quy mô rộng và cơ sở hạ tầng hiện đại để ứng dụng cách hoạt động của chữ số HSM.

Giá trị pháp lý của chữ ký số HSM có tương đương với chữ ký số trên văn bản được đóng dấu không?

Hướng theo Điều 8 Nghị định 130/2018/NĐ-Cp, giá trị pháp lý của chữ ký số được xác định tương đương với chữ ký văn bản đóng dấu dựa trên những trường hợp sau :

  • Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần có chữ ký và một thông điệp dữ liệu được coi như đáp ứng tiêu chuẩn khi văn bản đ được ký bằng chữ ký số. Chữ ký số phải đảm bảo an toàn theo quy định tại Điều 9 Nghị định.
  • Đối với trường hợp pháp luật quy định văn bản có đóng dấu của cơ quan tổ chức và một thông điệp dữ liệu được coi như đáp ứng tiêu chuẩn khi ký bởi chữ số cơ quan, tổ chức. Chữ ký số được đảm bảo an toàn theo quy định Điều 9 về chữ ký số và chứng thư số nước ngoài được cấp phép sử dụng tại Việt Nam.
  • Ngoài ra, theo quy định tại chương V Nghị định, chữ ký này có giá trị pháp lý và hiệu lực như chữ ký số và chứng thư số do tổ chức tại Việt Nam cung cấp.
  • Chữ ký số được cung cấp bởi các đơn vị tổ chức, cơ quan có thẩm quyền thì sẽ mang giá trị pháp lý tương đương với văn bản được in ra, ký tên và đóng dấu như thường.

Hiện tại có nhiều doanh nghiệp và các tổ chức lớn đều đã và đang nhận thấy tầm quan trọng và sức ảnh hưởng của việc sử dụng chữ ký số HSM. Tuy nhiên, bạn nên xem xét nhu cầu và quy mô hoạt động tại đơn vị làm việc của mình để lựa chọn loại chữ ký số phù hợp nhất.

Trên thị trường xuất hiện nhiều đơn vị trôi nổi cung cấp dịch vụ chữ ký số với mức giá cực tốt nhưng lại đang đảm bảo chất lượng và đảm bảo mật cho văn bản giấy phép. Do đó, khi đăng ký sử dụng HSM của một tổ chức, hay kiểm tra kỹ các thông tin đơn vị và xem xét các đánh giá của khách hàng cũ trên trang web uy tín.

Kết luận

Chữ ký số HSM mang đến giá trị hữu ích đến doanh nghiệp và giá trị pháp lý của chúng đối với văn bản điện tử của doanh nghiệp. Để nhận thêm các thông tin và kiến thức bổ ích, bạn hãy thường xuyên cập nhật thông tin của website Doanh Nghiệp IT.

 


Website chuyên đưa tin tức và các bài viết liên quan tới doanh nghiệp, được sự hợp tác từ inFinity, chúng tôi sẽ viết một số bài viết về doanh nghiệp công nghệ mới 2022.


Bài viết liên quan